Thiên Kim Giả Và Giấc Mơ Nuôi Lợn - Chương 2
Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và
MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện!
LÃO PHẬT GIA XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ!
6
Khi về đến nhà, trông tôi rất thảm hại.
Tóc tai rối bù, dính đầy lá cây.
Lúc xuống núi, tôi bị trượt chân, ngã sấp mặt, đầu gối bị trầy xước.
Nhưng nghĩ đến việc mình đang vác đầy một gùi cỏ lợn, lòng tôi lại thấy hân hoan.
Sắp về đến nhà, tôi phát hiện xung quanh nhà có bảy tám người đứng tụ tập, ai cũng nghển cổ nhìn vào trong.
Tôi vội vàng bước nhanh hơn, chen vào trong nhà thì thấy cậu em trai nhỏ – Từ Lai Phúc – đang ôm một chú lợn con, cố gắng né tránh sự truy đuổi của một bà thím.
Mẹ lo lắng, gọi lớn:
“Lai Phúc, con cứ đưa con lợn cho bà Vương đi.”
“Không đưa! Đây là lợn nhà mình sinh ra, còn là chị Minh Quang tự tay đỡ đẻ đấy, con không cho!”
Mẹ tức giận vỗ đùi, vẻ mặt bất lực.
Thấy tình hình như vậy, tôi lập tức tiến lại hỏi:
“Chuyện gì xảy ra thế?”
Mẹ thấy tôi về, như muốn khóc, nắm chặt lấy tay tôi:
“Minh Quang, con về rồi à!”
Tôi gật đầu:
“Rốt cuộc là chuyện gì vậy?”
Mẹ thở dài, giải thích:
“Ài, con lợn mẹ nhà mình là mua từ bà Vương, lúc đó nó bị bệnh, bà ấy không muốn nuôi nữa nên bán rẻ cho nhà mình. Bây giờ lợn mẹ sinh ra lợn con, bà Vương lại muốn ôm lợn con về.”
Tôi ngẩng mặt lên trời than thở:
“Trời ơi đất hỡi, giữa ban ngày ban mặt mà cướp lợn con!”
Mẹ quay đầu nhìn tình hình bên kia, rồi bất lực hạ giọng:
“Lai Phúc, con cứ đưa lợn con cho bà Vương đi…”
Nhìn là biết mẹ không muốn đưa lợn con đi, nhưng bây giờ dân làng đến xem đông như vậy, nếu chuyện này ầm ĩ lên sẽ khó giải quyết.
Từ Lai Phúc không phải dạng vừa, ôm lợn con mà vẫn chạy nhanh như chớp.
Vừa né tránh vừa hô:
“Đánh chết con cũng không đưa!”
Trong khi đó, bà Vương đã bắt đầu thở hổn hển vì mệt.
Tôi đặt gùi cỏ xuống, xắn tay áo lên, chuẩn bị tiến về phía họ.
Mẹ giữ tôi lại, bảo đừng can thiệp.
“Không sao đâu, mẹ cứ yên tâm.”
Mẹ đành buông tay, nhưng vẫn lo lắng, cau mày nhìn tôi đi về phía họ.
7
Bà Vương dồn sức lao tới chỗ Từ Lai Phúc, đúng lúc tôi đứng chắn trước mặt, bà ấy túm lấy tay tôi.
Tôi cúi đầu nhìn xuống, rồi ngẩng mặt lên cười toe toét, còn giơ ngón tay tạo thành hình trái tim:
“Wow, trúng thưởng rồi! Bắt được tôi rồi đấy, phạt bà phải mang tôi về nhà nhé!”
Bà ấy giật mình, lập tức buông tay, nhìn tôi từ đầu đến chân:
“Cô là ai?”
Từ Lai Phúc thấy tôi đến, liền ôm chặt lợn con, trốn sau lưng tôi, đôi mắt cảnh giác nhìn bà Vương.
Bà Vương “à” một tiếng, lập tức hiểu ra:
“Thì ra cô là đứa con bị nhầm lẫn đó à. Giờ chị gái đến rồi, để em trai cô đưa lợn con cho tôi đi.”
Không cần suy nghĩ, tôi đáp ngay:
“Không đưa.”
Nghe vậy, bà ấy nghẹn lời, chưa kịp nói thêm thì tôi đã chen ngang:
“Dựa vào đâu mà phải đưa cho bà? Đây là lợn con nhà tôi. Bà lấy thân phận gì mà đòi?”
Bà Vương có vẻ không ngờ tôi lại hỏi thế, giọng điệu lập tức trở nên gay gắt:
“Thân phận gì à? Con lợn mẹ là của nhà tôi, đẻ ra lợn con đương nhiên cũng là của tôi, tôi ôm đi chẳng phải là đúng sao?”
Lần đầu tiên tôi gặp một người ngang ngược như vậy. Rõ ràng con lợn mẹ đã bán cho nhà tôi từ lâu, giờ thấy lợn khỏe lại, còn đẻ con, có giá trị rồi thì lại bảo là của mình.
Bà ấy chống tay vào hông, nghênh mặt nhìn tôi:
“Biết điều thì đưa lợn con cho tôi!”
“Không đời nào! Đây là lợn nhà tôi, giữa ban ngày ban mặt lại cướp lợn, tôi đúng là lần đầu tiên thấy!”
Bà ấy thấy tôi không nhượng bộ, liền quát lớn:
“Cô làm sao chứng minh được đây là lợn nhà cô? Có bằng chứng không?”
Tôi cũng không chịu thua, ưỡn ngực tiến lên một bước:
“Vậy bà làm sao chứng minh đây là lợn nhà bà? Bà gọi nó một tiếng, nếu nó đi theo bà về nhà thì tôi công nhận.”
Bà Vương nghẹn lời, thấy tôi cứng rắn không dễ bắt nạt, cũng không đôi co với tôi nữa, mà định vồ lấy Từ Lai Phúc ở phía sau.
Tôi thấy vậy, nhanh tay chụp lấy cổ tay bà Vương, rồi gọi với ra sau:
“Lai Phúc, chạy mau!”
Từ Lai Phúc cũng lanh lẹ, ôm lợn con chạy biến.
Bà Vương cố giãy khỏi tay tôi, nhưng sức tôi quá mạnh, bà ấy bị tôi giữ chặt không thể động đậy.
Thở hổn hển, bà ta bắt đầu chửi rủa om sòm:
“Đúng là thứ không được dạy dỗ, ở nhà người giàu bao nhiêu năm mà không biết tôn trọng người già, đúng là làm mất mặt gia đình!”
Tôi chỉ khẽ nhướng mày, bật ra một câu:
“Ồ, nóng tính rồi?”
Câu nói đó như mở công tắc chửi rủa của bà ta, câu nào cũng có từ “mẹ” xen vào.
Tôi cảm giác đầu mình trống rỗng luôn rồi.
Đây là tiếng người nói đấy à?
Chửi một hồi, bà ta bắt đầu chuyển sang tiếng địa phương của làng để chửi tôi.
Muốn bắt nạt tôi vì không hiểu tiếng địa phương đúng không? Thế thì tôi cũng đổi ngôn ngữ mà đấu với bà!
8
“Good morning, banana you!”
Tôi vừa thốt ra câu đó, bà Vương lập tức ngừng cái miệng đang lải nhải của mình.
“Cô vừa nói cái gì đấy? Chửi tôi phải không?”
Tôi lắc đầu một cách tự mãn, vừa lắc lư vừa cười:
“Không hiểu đúng không? Sit up please!”
Chỉ cần giọng điệu của tôi đủ mạnh, âm lượng đủ to, chắc chắn có thể làm bà ấy chùn bước.
Bà Vương nghe tôi nói liên tục mấy từ bà chẳng hiểu nổi, thở phì phò, có vẻ tức giận.
Đám người xung quanh cũng ngơ ngác nhìn tôi thao thao bất tuyệt.
Bà Vương cuối cùng cũng vùng ra khỏi tay tôi, thở mạnh một cái rồi bảo:
“Cô gái này đúng là chẳng biết điều, tôi không chấp với cô nữa. Tôi rộng lượng, lợn con tôi không lấy nữa, coi như cho nhà cô!”
Nói xong, bà ta hậm hực bỏ đi.
Trước khi đi, bà còn giả vờ như không có chuyện gì, xua đuổi đám đông đang hóng chuyện:
“Đi đi, có gì đáng xem đâu, về nhà hết đi!”
Nhìn bóng lưng bà ta rời đi, tôi nheo mắt cười:
“Còn muốn cướp lợn con nhà tôi? Mơ đi nhé!”
Nói gì mà “cho lợn con nhà tôi”, rõ ràng là lợn của nhà tôi mà, tiền đã nhận rồi còn định phủi sạch, làm màu cái gì chứ?
Từ Lai Phúc ôm lợn con, tiến lại gần tôi, thì thào hỏi:
“Chị Minh Quang, tại sao chị lại chào bà ấy buổi sáng?”
Tôi cúi đầu nhìn thằng nhóc cao chưa tới vai mình, xoa đầu nó:
“Bà ấy nghe không hiểu là được rồi, dù sao cũng tưởng tôi đang chửi.”
Cậu bé mơ màng “à” một tiếng, rồi như chợt hiểu ra.
Khóe miệng tôi khẽ nhếch lên, nở một nụ cười nhẹ:
“Em bảo vệ lợn giỏi lắm, phong cho em làm ‘Sứ giả bảo vệ lợn’!”
Buổi tối, Phù Hỉ Lạc gọi video cho tôi.
Tôi kể lại toàn bộ chuyện xảy ra hôm nay cho cô ấy nghe.
Cô nằm trên giường cười lăn lộn như con giun, vừa lau nước mắt vừa khen tôi:
“Ôi trời ơi, cậu giỏi quá! Tớ bái phục luôn!”
Nhớ lại chuyện hài hước và ngớ ngẩn lúc ban ngày, tôi cũng không nhịn được cười.
“Cậu quen chưa?”
Tôi đáp:
“Tạm ổn, mỗi ngày đều đau đầu vì lợn con và lợn mẹ.”
Cô ấy chống cằm, thở dài:
“Tớ chưa quen được. Cảm giác cậu còn khổ hơn tớ, phải lo nhiều thứ quá. Thời gian này đầu tớ sắp nổ tung rồi, chẳng thể tưởng tượng nổi mấy năm qua cậu sống kiểu gì.”
Nhìn bộ dạng Phù Hỉ Lạc như đang đau khổ đến chết, tôi lại bật cười.
“Cậu thông minh thế, nhất định làm được mà.”
Đang nói chuyện về cuộc sống hiện tại, cô ấy đột nhiên đổi chủ đề:
“À! Có người nhờ tớ hỏi cậu có giận anh ta không?”
Tôi chần chừ:
“Ai?”
“Cái người ấy… Tên gì nhỉ…”
Cô nghĩ vài giây:
“À đúng rồi, Chúc Vân Thanh! Đúng, là anh ấy. Anh ấy nói cậu cúp máy, tưởng cậu giận nên không dám gọi lại, nhờ tớ hỏi hộ.”
Tôi nghẹn lời.
Phù Hỉ Lạc vừa mới về nhà họ Phù, có lẽ chưa biết chuyện liên hôn, tôi cũng không biết giải thích thế nào.
Gãi gãi đầu, đang định nghĩ cách trả lời thì lại nghe giọng Phù Hỉ Lạc từ đầu bên kia:
“Hôm nay tớ vác bao xi măng, mỗi bao nặng cả tạ, công nhân đều khen tớ khỏe, tớ lập tức muốn khóc luôn. Tớ vác được mọi thứ, nhưng không vác nổi nỗi nhớ cậu.”
Nghe xong, tôi nhăn mày, kinh hãi nhìn cô ấy:
“Cái gì thế, nghe sến quá!”
Cô ấy nói:
“Anh ấy bảo tớ nhắn lại cho cậu đấy, nói thật tớ cũng thấy ghê.”
Tôi bĩu môi, không biết nên nói gì, cảm giác muốn đánh Chúc Vân Thanh ngày càng mãnh liệt.
Ngày nào cũng làm mấy câu tỏ tình sến sẩm, không hiểu đào ở đâu ra nữa.
“Minh Quang, cậu có muốn nói gì không?”
Tôi suy nghĩ một chút, buột miệng nói:
“Sắp đến mùa đông rồi, mấy con lợn con của tớ sắp bị lạnh mất.”