Nha Hoàn Bất Đắc Dĩ - Chương 126
Nhưng ở đây có câu, trẻ con nhà nghèo làm chủ gia đình từ sớm, mười hai tuổi ở đây đã là một nửa trụ cột trong nhà rồi.
Mười hai tuổi, mong ước kiếm ra tiền. Thêm ba bốn năm nữa là hỏi chuyện cưới xin, thành thân rồi.
Nhưng Khương Đường băn khoăn hắn còn non trẻ, nên muốn để hắn làm đôi ba việc nhẹ nhàng.
Lưu Đại Lang biết chữ, có thể theo chưởng quỹ mới học hỏi, như thế thì sau này cũng có thể làm một chưởng quỹ, cho dù không làm việc với nàng thì cũng tốt hơn so với việc đến bến sông làm việc khuân vác nặng nhọc.
Lưu Đại Lang không lấy mì, Khương Đường cũng không ép, nhưng hai viên canh còn dư lại thì để cho hắn mang về.
Chuyện quầy hàng đâu ra đấy nên tảng đá lớn trong lòng Khương Đường cuối cùng cũng rơi xuống, bây giờ là yên tâm đợi cửa cửa tiệm lẩu khai trương.
Thời tiết mấy ngày nay vừa đẹp, ba quầy hàng vẫn mở cửa trong gió lạnh.
Khương Đường dạo quanh trên phố, sạp hàng trên phố quả thật không chỉ có ba nhà bọn họ.
Dù kiếm lãi ít thì cũng kiếm, vả lại, mấy sạp bán mỳ còn buôn may bán đắt hơn trước đôi chút.
Công nhân của bến sông vẫn còn, sạp hàng còn, thi thoảng lúc tuyết lớn thì sẽ không bày hàng, còn công nhân ở đằng đây vẫn sẽ hỏi sao không bán.
Các loại hàng hóa bày trên sạp hàng đã tăng lên ba loại rồi, khách khứa cũng có thể thay đổi khẩu vị.
Quầy hoành thánh trên phố buôn bán vẫn khá được, không khác khi trước là mấy, mẹ chồng con dâu nhà họ Lưu hai người cùng làm lụng, lúc buôn bán vắng vẻ còn có thể nói chuyện giải buồn.
Bên chỗ thư viện Vương thị vẫn luôn một mình, con gái của nàng ấy trông nom con trai nhỏ, trong ba đứa con gái thì hai muội muội vẫn còn nhỏ nên không đỡ việc được, đến thì nàng ấy không yên tâm.
Vương thị là người mỏi mệt nhất trong số mấy người, cũng là người kiếm được nhiều nhất.
Buổi trưa nàng ấy bán ở thư viện, tối thì lên phố, tuy người nhỏ nhắn nhưng cực kỳ giỏi giang.
Kiếm được tiền thì thay áo bông, chăn bông cho con trẻ trong nhà và cả bản thân trước, ban đầu nam nhân còn có trách móc chuyện nàng đưa cha mẹ về quê nhà, bây giờ thấy cuộc sống khấm khá vợ chồng lại êm ấm lại. Buổi tối tan việc thì sẽ lên phố đón Vương thị, đẩy xe đi về, hai người không ai nhắc đến chuyện đón người già lên nữa, dù sao Vương thị cũng đã buông lời, nếu lại đón lên ở nữa thì sẽ hòa ly.
Hiếu thảo là đức tính quan trọng nhất trong tất cả đức tính, phụng dưỡng cha già mẹ yếu là chuyện phải làm, nhưng con của người khác thì nói gì cũng không đến lượt nàng ấy nuôi.
Về phần nhà đầu ngõ, nghe ngóng một vòng rồi mà cũng không thấy nói lính giữ thành đập phá quầy hàng của Khương Đường, trong lòng rất đỗi thất vọng.
Nhưng sau này Khương Đường không bày hàng nữa, nàng ấy cũng chẳng có cách nào, đâu thể kêu người đến Khương gia bắt người được.
Chỉ có thể yên phận trốn ở nhà, cơ mà vẫn thường xuyên ra ngoài ngóng, chăm chăm để ý nửa tháng không thẩy Khương Đường bày hàng nữa, lúc này mới yên tâm.
Chuyện buôn bán của Khương Đường thiếu nửa tháng, hụt mất mấy chục lượng.
Nhưng hai ngày nay Lưu Đại Lang đã thông báo hết cho tất cả khách quen rằng cửa tiệm mới ở đâu, có cả rượu ngon, hơn nữa giá cả đồ ăn không thay đổi.
Một nồi lẩu bò ba đồng bạc, một nồi lẩu nấm năm đồng bạc, những món khác cũng không thay đổi.
Có điều ban đầu món ăn ít, mở cửa tiệm mới bổ sung thêm mấy món.
Miến, mộc nhĩ, tôm tươi, thịt chiên giòn.. giá cả không rẻ nhưng tuyệt đối khắp thiên hạ không đâu bì kịp.
Về chuyện khách quen có đến hay không, Khương Đường cảm thấy sẽ đến.
Tuy đã cho viên canh nhưng Khương Đường cảm thấy ăn lẩu ở nhà thì mùi vị sẽ không sánh được với bên ngoài.
Tương mè của nàng là tự làm, bên trong có mè vụn đậu phộng, còn có các loại gia vị như tỏi băm. Thêm nữa, tuy rằng nước lẩu giống nhau nhưng thịt nàng mua là thịt dê mềm nhất, thịt cá tươi ngon nhất đã chọn lọc qua mấy nhà, hương vị tuyệt đối ngon vô cùng.
Vậy nên dù rằng đã tặng viên canh nhưng khách quen cũng sẽ tới cửa tiệm mới ăn.
Từng ngày trôi qua, Khương Đường tập trung lo chuyện trong cửa hàng, sau cùng đợi cửa hàng xong xuôi, kế hoạch ban đầu là khai trương vào hôm sau, kết quả trên trời lại có hoa tuyết bay bay.
Tuyết rơi không hề nhỏ.
Trên đường phố không có một ai, cửa hàng bán hoa quả khô bên trái với cửa tiệm bán tạp hóa bên phải đều đóng cửa hết, Khương Đường cũng không biết rốt cuộc hôm nay có mở hay không.
Nếu không có khách thì khai trương trông quạnh quẽ lắm.
Khách cũ nói hôm nay không chắc có thể tới, vốn rằng trời đã lạnh, tuyết rơi thì không muốn ra ngoài nữa.
Đến trưa, Khương Đường vẫn còn do dự nhưng lại trông thấy có người đang gõ cửa.
Đằng sau người gõ cửa còn có mấy người nữa, thoạt trông thì có bốn năm người.
Lưu Đại Lang có quen người này, là vị khách đầu tiên hắn dẫn đến vào hôm đầu bày hàng: “Là ngài à! Ông chủ, có khách đến!”
Khương Đường cũng đi ra đón khách: “Ngài vào phòng đợi trước đã, quán chúng tôi lập tức mở hàng.”
Trên bảng hiệu vẫn treo vải đỏ, Lưu Đại Lang thả hai tràng pháo trong nền tuyết, Khương Đường dùng một chiếc dậy trúc bé khều mảnh vải đỏ rơi xuống, bảng hiệu lẩu Khương thị hiện ra.
Khương Đường không tốn nhiều thời gian để nghĩ ra tên, ban đầu định đặt là lẩu Cẩm Đường nhưng e có hiềm nghi chiếm lợi của Cẩm Đường Cư nên bèn thôi.
Pháo nổ đùng đùng trong đụn tuyết, tuyết rơi cũng không khiến pháo kém vang.
Khương Đường nói với cả bản khách khứa rằng: “Hôm nay tuyết rơi, nên tặng cho bàn này của ngài một đĩa thịt dê.”
Một bàn khách thì cũng là khách, tiền thuê nhà và tiền công giúp việc, chưởng quỹ đều kết toán theo tháng, Khương Đường không muốn thua lỗ bạc.
Một bàn này tổng cộng có sáu người, vốn trong phòng có chỗ nhưng khách khứa cảm thấy ở bên ngoài vừa ngắm tuyết vừa ăn thì càng có tình hơn, bèn bảo người chạy việc dời bàn ra bên ngoài.
Sáu người một nồi lẩu, gọi lẩu nấm gà, thịt dê và thịt cá đều gọi khá nhiều, còn có hai đĩa củ cải trắng.
Ngoài ra còn gọi hai bầu rượu, sáu người ngồi vây quanh bàn, tay thò vào bếp than bên cạnh sưởi ấm.
Lúc đợi lẩu sôi, khách nói với Lưu Đại Lang rằng: “Biết các người khai trương nên vội đến vào giờ cơm, đừng thấy tuyết rơi chứ ngày tuyết rơi ăn lẩu mới đã.”
Ăn thứ gì cũng đều phải chú trọng, mùa xuân ăn bánh xuân, ngày hè ăn món nguội, mùa đông thì phải ăn thức nóng.
Vậy nên đừng thấy hôm nay tuyết rơi dày như thế chứ là lúc vừa dịp để ăn lẩu nóng, thứ thức ăn ấm bụng này thích hợp ăn hôm trời mưa ngày tuyết.
Lưu Đại Lang đáp lại mấy câu: “Vậy thì mấy vị cứ ăn từ từ, ta để một cái bếp sưởi ở đây cho mấy người, kẻo lạnh.”
Mấy khách khứa ở đây vừa yên vị thì lại có người tới.
Lần này là theo mùi hương tìm đến, mấy con phố ở đây chỉ có quán lẩu mở cửa nên cực kỳ rõ ràng.
Cả một buổi trưa, tuy khách khứa lẻ tẻ nhưng chưa từng ngơi ngớt.
Tuyết trước cửa quán đã quét sạch sẽ lại phủ thêm một lớp nữa, như thể đắp chiếc chăn bông lên quán lẩu.
Con đường trước cửa quán không ai phiền nhiễu nhưng có rất nhiều dấu chân.
Trong ngoài quán đều náo nhiệt lạ thường, tuyết bên ngoài trời ánh lên sắc sáng ở trong nhà, thật sự là càng thêm phần ấm áp cho ngày đông giá lạnh.
Bán chạy nhất là lẩu nấm, nấm của Điền Nam quả thực tươi ngon.
Nấm bên Khương Đường vẫn còn đủ để bán hơn một tháng, nếu sau này buôn bán tốt hơn thì không bán đủ trong một tháng được.
Nhưng nàng đã nói với Tùng Lâm bên cạnh Cố Kiến Châu rồi, bảo rằng qua đợt nữa có thể đưa nấm đến.
Chuyện này Tùng Lâm đã cam đoan.
Tuy tình hình bị nạn ở Điền Nam đã dịu bớt, nhưng dân chúng vẫn không có kế sinh nhai, nên đều lo lắng về cái ăn cái uống. Nấm Cố Kiến Châu gửi về chỉ là một phần rất nhỏ, còn có rất nhiều người hái nấm nhưng không bán được.
Không có nấm xào thì ăn không ngon, thứ bọn họ thiếu là lương thực.
Nếu Khương Đường có thể mua lại thì cũng coi như là làm việc vì dân chúng Điền Nam.
Bây giờ Khương Đường không vội, nguyên liệu nấu nướng đều đầy đủ, quán cứ từ từ mở.
Hậu viện có thể ở, để cho chưởng quỹ và người làm trong quán ở.
Khương Đường không đến thường xuyên, thi thoảng tới một lần kiểm tra sổ sách là được rồi.
Điền chưởng quỹ trong quán là người gốc Thịnh Kinh, vốn là chưởng quỹ của một tửu lâu khác, sau tửu lâu không mở tiếp nữa nên Điền chưởng quỹ mới đến quán lẩu Khương thị.
Tiền công một tháng là một lượng bạc, chưởng quỹ của các tửu lâu quán cơm gần đây đều là tiền công như này, không hề tính là thấp.
Người làm một tháng bốn đồng, ít hơn đôi chút so với nha hoàn tam đẳng của phủ Vĩnh Ninh hầu, công việc cũng mệt hơn.
Đôi khi, Khương Đường cũng không hiểu tại sao đám Lục Anh lại không muốn chuộc thân.
Tiền tháng trông thì không mấy nhiêu nhưng ở hầu phủ có thưởng tiền, bốn mùa mỗi năm có hai bộ y phục, còn có quà lễ tết, làm việc tốt thì tiền lương tháng còn có thể nhiều hơn.
Tốt hơn nhiều so với làm công bên ngoài.
Khương Đường ở cả nửa ngày rồi bảo Lưu Đại Lang ở đây trông nom, rồi đội mũ lên đi về, sớm mai nàng lại tới.
Quán cách nhà hai khắc đi bộ, không hề xa, nhưng tuyết rơi nặng nên bước từng bước rất khó đi.
Nếu có xe ngựa, ra ngoài sẽ tiện lắm.
Nhưng ngựa triều ta rất đắt, một con ngựa phải cần ba bốn mươi lượng bạc, lại thêm thùng xe, thuê đánh xe, rồi tiền chăm ngựa, còn phải mất gấp đôi.
Tạm thời Khương Đường không định bán xe ngựa, thêm nữa, không lộ của cải ra ngoài, ở trong ngõ ngách, không bị để mắt đến như thế mới tốt.
Một cái quầy sạp lẩu đã có người ghen đỏ mắt, chứ đừng nói gì là một chiếc xe ngựa.
Đi đến đầu ngõ, có hai đại nương đứng ở trước gò đá trông thấy Khương Đường không không khỏi thăm hỏi: “Chuyện buôn bán của ngươi sao không làm tiếp nữa?”
Khương Đường nhận là đây là nhà đầu tiên, người kia thì không nhận ra, có lẽ là không cùng trong con ngõ này, nàng cười đáp: “Đổi chỗ rồi, ở đây không ảnh hưởng đến đại nương chứ?”
Câu nói này như có điều ám chỉ, Tôn đại nương thấy Khương Đường ăn mặc áo quần mùa đông dày dặn, gương mặt trắng trẻo như bôi phấn, còn đẹp hơn cả tuyết, đôi mắt trong, rõ ràng tuổi không lớn nhưng nàng như thể vừa nhìn đã thấu tỏ.
Lẽ nào, Khương Đường biết là bà tìm lính giữ thành?
Không thể nào.
Chuyện này làm sau lưng thì không sao nhưng lôi ra ngoài sáng thì chẳng đẹp đẽ gì, dù sao thì bà đã lấy đồ của Khương Đường rồi.
Điểm tâm rồi thêm cả thịt, phải được cả một lượng bạc.
Tôn đại nương tránh ánh mắt bảo: “Ảnh hưởng gì đến ta đâu, ngươi thích bày sao thì cứ bày thế ấy.”
Khương Đường nói: “Có đạo lí rằng không sợ kẻ cắp trộm cướp chỉ sợ kẻ cắp nhớ nhung, ta nên cẩn thận hơn một chút thì hơn, đại nương nói coi có phải hay không?”
Tôn đại nương vừa xấu khổ vừa cáu bực, nếu cãi nhau với nhà hàng xóm thì bà ta chẳng sợ chút nào, bà ta sẽ cấu eo chửi người.
Nhưng đối với Khương Đường thì chẳng thốt ra nổi một câu.
Khương Đường không mắng người nhưng lời nói lại chẳng khác gì dao.
Tôn đại nương xấu hổ gật đầu, Khương Đường không nói chuyện gì khác, cũng không muốn đâm chọc người ta quá nên bèn quay về nhà.
Trong nhà lạnh căm căm nên Khương Đường đốt bếp than lên trước, sau đó thì cho Điểm Kim, Ô Kim ăn. Nàng châm ngọn đèn trên bàn tính sổ sách, rồi cầm bút lấy giấy ra tờ giấy viết đã viết được nửa viết cho Cố Kiến Sơn mấy câu.
Nàng đã viết hai trang rồi, mỗi ngày dăm ba câu, nghĩ đến khi Cố Kiến Sơn viết thư gửi cho nàng thì nàng sẽ nhờ gửi bức thư này cho Xuân Đài đưa đến.
Lại liếc nhìn phần đầu bức thư, hình như nàng đã viết rất nhiều lời linh tinh, cũng không biết sau khi Cố Kiến Sơn đọc xong thì lòng sẽ nghĩ thế nào, mấy lời này liệu hắn có nghiêm túc đọc hết không.
Giơ bút lên định hỏi Cố Kiến Sơn có khỏe hay không, ăn ra sao ngủ thế nào, viên canh có ăn ngon hay không, nhưng ngẫm đi nghĩ lại thì vẫn thôi.
Cố Kiến Sơn lại chẳng phải trẻ con, người lớn như vậy rồi mà vẫn chăm sóc bản thân không tốt hay sao.
Khương Đường viết thêm hai dòng nưa, lúc này mới cất thư đi, rồi lại luyện viết một trang chữ to, viết xong thì thổi đèn đi ngủ.
Ngày hôm sau tuyết vẫn chưa ngừng, lúc Khương Đường tỉnh dậy bên ngoài u ám mịt mờ cả vùng.
Điểm Kim, Ô Kim cuộn nằm bên giường, vừa nghe thấy có tiếng gõ cửa thì giật mình một phen rồi tỉnh, dỏng tai lên ngóng về phía cửa sủa mấy tiếng.
Khương Đường mặc quần áo xong xuôi rồi đi đến trước cổng, cách cánh cổng cất tiếng hỏi ai.
Xuân Đài ở cửa đè giọng đáp: “Là tiểu nhân, hôm nay tuyết lớn, thịt đã đưa đến quán mới của cô nương rồi, cô nương không cần tới quầy thịt nữa.”
Tuyết rơi nên không cần quá nhiều thịt lợn, chỉ cần thịt dê và thịt thăn lợn, với cả rau.
Khương Đường mở cửa ra: “Còn có chuyện gì khác không?”
Xuân Đài sợ to tiếng sẽ ảnh hưởng đến thanh danh của Khương Đường: “Với cả… Tiểu Sơn gửi thư tới, ta đưa đến cho cô nương.”
Xuân Đài nhét một bức thư tới, bì thư màu vàng, trông vô cùng dày.
Khương Đường nhanh chóng nhận bức thư: “Phiền đợi một lát.”
Khương Đường quay vào nhà gấp bức thư còn đang viết dang dở lại rồi dùng sáp niêm phong lại, sau đó đưa cho Xuân Đài.
Xuân Đài còn tưởng Khương Đường cho hắn nước ấm với đồ ăn nữa cơ, hóa ra là thư à, hắn chỉ có thể cất thư đi để tránh bức thư bị tuyết làm ướt.
Khương Đường hỏi: “Bức thư này khi nào thì gửi đi, có thể gửi cho bên ấy thứ gì không?”
Xuân Đài: “Có được hay không tiểu nhân không rõ, phải xem trong thư Tiểu Sơn nói thế nào.”
Công tử nói có thể là có thể, không được thì chính là không được.
Khương Đường: “Vậy được rồi, ngươi lại đợi thêm chốc lát.”
Khương Đường lại quay vào nhà lấy một củ khoai lang nướng từ trong bếp than ra, với một miếng bánh thịt bò: “Cái này ngươi cầm lấy cho ấm tay, nhưng không nóng lắm đâu. Tuyết rơi đường trơn, đi chậm một chút. Ở trên đường đừng ăn kẻo sặc gió.”
Xuân Đài ngượng ngùng cười: “Vậy tiểu nhân đi đây.”
Hắn thực sự hi vọng Khương Đường làm nữ chủ nhân tương lai của Yến Hồi Đường, Khương Đường không vì tâm ý của công tử mà không giống với ngày trước.
Đại nương tử của phòng lớn đã thay đổi rất nhiều.
Bất kể là trước hay sau khi chuộc thân thì cảm giác Khương Đường vẫn là nàng.
Cho dù bây giờ kiếm được tiền thì cũng giống như trước đây.