Giấc Mộng Vinh Quang - Chương 4
12.
Tôi không gửi số tiền này vào thẻ. Tôi đến nhà Dịch Thanh Sơn.
Tôi từng vô cùng ngưỡng mộ với vị học thần mà tôi không thể vượt qua này. Nhà cậu ấy không phải gia đình giàu có gì, nhưng cũng hơn hẳn sự túng thiếu của gia đình tôi.
Cậu ấy luôn hướng ngoại tích cực, lạc quan vui vẻ. Cậu ấy dường như làm gì cũng đều rất thành công.
Khác với tôi phải cày cuốc ngày đêm, Dịch Thanh Sơn chỉ cần hoàn thành bài vở bình thường, là có thể bỏ xa người đứng thứ hai một khoảng cách lớn.
Người đứng thứ hai khối luôn là tôi. Trường học đều nói năm nay có hy vọng có thủ khoa toàn tỉnh. Người mà họ nói, chỉ có mình Dịch Thanh Sơn.
Cậu ấy quá xuất sắc, xuất sắc đến mức sau nhiều lần đấu tranh, mẹ tôi cũng từ bỏ việc ép tôi phải đứng đầu, miễn là tôi không đứng thứ ba, bà đã bình tĩnh yên lặng.
Cậu ấy và tôi đều được đại học Q tuyển sinh. Lẽ ra, có lẽ chúng tôi có thể cùng nhau nhập học. Cậu ấy có thuận lợi đóng học phí không?
Gia đình cậu ấy chắc chắn đã vui vẻ chuẩn bị sẵn học phí , không ai có thể đụng vào nó, phải không?
Mẹ cậu ấy có lẽ cũng giống như những bậc cha mẹ trên tin tức, tự hào dán thông báo đỏ trong cửa hàng nhỏ của mình?
Thế nhưng. Giấy đỏ trở thành trắng. Học phí được hoàn trả lại.
Cậu thiếu niên hoàn hảo ấy đã, đã bị hủy hoại mất tương lai phát triển vô hạn.
So với cậu ấy, việc tôi không có tiền đi học có đáng gì? Tôi có thể học lại, có thể nghỉ học, có thể xin vay vốn hỗ trợ sinh viên.
Ít nhất tôi còn có tương lai…….
Nhà Dịch Thanh Sơn không có ai. Tôi bất ngờ thở phào nhẹ nhõm.
Nhà cậu ấy có thiết kế đặc biệt, trước cửa có một khoảng sân vuông. Trên đó đặt đầy chậu cây héo úa, là cây cẩm tú cầu màu xanh tím, tên là Endless Summer.
Trên bậu cửa sổ có một khung ảnh chống nước. Là ảnh gia đình cậu.
Ngay cả thứ đơn giản như vậy, tôi cũng chưa từng có…….
Tôi cũng đã từng có ba.
Ba tôi từng là nhân viên bán hàng xuất sắc của một công ty lớn. Nhưng mẹ tôi không bao giờ đối xử tốt với ông.
Vì ông không phải là người đứng đầu về KPI.
Vì sau đó, ngành gặp khó khăn, công ty cắt giảm nhân sự đáng kể.
Người bán hàng đứng đầu bộ phận của ông rất giỏi, có thể một mình chiếm phần tổng doanh số. Vì vậy, phòng kinh doanh chỉ giữ lại người đó.
Sau khi ba tôi bị sa thải, mẹ tôi không bao giờ đối xử tốt với hai ba con tôi. Nhà trở nên túng thiếu, mẹ tôi ngày càng nói năng cay nghiệt.
Cho đến một ngày, khi ba tôi không may c ắt vào tay khi nấu ăn. Ông hút một điếu thuốc để giảm căng thẳng. Mẹ tôi nhạt nhẽo hỏi ông, sao không bị ung thư phổi đi? Để bà sớm được giải thoát.
Đêm đó, ba tôi không về nhà. Tôi lo lắng gọi điện cho ông. Ông nghẹn ngào nói với tôi, sau khi bà nội mất, ông và mẹ tôi đã ly hôn.
Ông nói: “Yến Yến, xin lỗi con, hãy tha thứ cho ba.”
“Ba thực sự không thể chịu nổi nữa…”
Ba tôi biến mất vào biển người mênh mông. Và từ lúc nhận cuộc gọi đó. Tôi biết rằng, tôi đã mất ba mãi mãi.
Thậm chí không có một tấm ảnh. Tôi lấy ra ba nghìn tệ từ túi. Gấp gọn và đặt trước bức ảnh gia đình.
Tôi không có cách nào để bù đắp. Khi rời đi, tôi gặp mẹ của Dịch Thanh Sơn.
Chỉ sau một đêm tóc bà đac trắng xóa, mái tóc dài không được chăm sóc, rối tung. Ánh mắt bà thẫn thờ, khi bước lên bậc thềm còn vấp ngã.
Tôi đưa tay ra đỡ. Nhưng bà nhẹ nhàng đẩy tôi ra, cổ vươn dài, ánh mắt vẫn thẫn thờ: “Xin hỏi, Cháu có thấy con trai ta không?”
“Cao cao gầy gầy, rất lịch sự, cháu nhìn thấy sẽ nhận ra ngay… ”
“Nếu nhìn thấy Thanh Sơn nhà ta, làm ơn nhắn nó, mọi người đang đợi nó về nhà ăn dưa hấu.”
….
Tôi vẫn còn tương lai.
Nhưng.
Dựa vào đâu mà tôi có tương lai chứ? Tương lai của tôi, có thể so sánh với Dịch Thanh Sơn, một phần ngàn ánh sáng của cậu ấy không?
13.
Trước khi rời đi, tôi đã cúi đầu lạy ba cái trước cửa nhà cậu ấy.
Tôi đến đuôi lan can sân thượng của một tòa nhà.
Dịch Thanh Sơn và bạn bè cậu ấy thường chơi bóng rổ dưới sân. Tôi và cậu ấy không phải bạn, tôi không hiểu cậu ấy.
Tôi không biết tại sao cậu ấy chọn nhảy lầu ở đây, nhưng cũng không còn cơ hội biết nữa rồi.
Gió trên sân thượng rất lạnh. Hôm đó, cậu ấy cũng lạnh như vậy sao? Cơ thể cậu ấy hẳn lả rất đau đớn.
Tôi đứng vững trong gió, gọi điện cho mẹ.
Mẹ tôi ở đầu dây bên kia cười khẩy: “Còn biết gọi điện cho tao à? Mấy giờ rồi mà còn chưa về? Không đi học nữa rồi nên biết to gan rồi đúng không?”
Tôi nói: “Mẹ, mẹ đi tự thú đi.”
Mẹ tôi sững sờ: “Tề Yến, mày có ý gì? Mọi việc tao làm đều vì mày! Tao làm tất cả vì điểm số của mày!”
Tôi cười: “Là vì điểm số của con, hay vì bài diễn thuyết vinh quang của mẹ?”
Đầu dây bên kia là sự im lặng chet chóc.
Một lúc sau, mẹ tôi gào lên: “Tề Yến, mày là đứa con gái bất hiếu ! Mày muốn ép mẹ mày vào đường cùng sao? Tao nuôi mày mười tám năm chỉ để mất mặt rồi bị mày tống vào tù à? Tao đáng lẽ không nên sinh ra mày!”
Tôi nhẹ nhàng nói: “Mẹ nói đúng.”
Mẹ tôi đột nhiên sững sờ: “Mày bị bệnh à?”
Tôi nói: “Mẹ, mẹ không nên sinh ra con.”
“Mẹ đã chịu đựng rất nhiều đau khổ, mà con cũng không thể làm mẹ tự hào.”
Mẹ tôi bắt đầu hoảng loạn: “Có phải con đang đau đầu không? Nói chuyện tử tế với mẹ đi, con đang ở đâu, mẹ đến tìm con…”
Lần cuối cùng tôi ngắt lời bà: “Mẹ, kiếp sau chúng ta đừng làm mẹ con nữa.”
Tôi cúp máy, tắt điện thoại, ném điện thoại xuống, nó vỡ nát như giấc mơ vinh quang của mẹ và cuộc đời tôi.
Tòa nhà bỏ hoang không có người. Tôi lấy từ túi ra một cái xúc xích đầy dầu mỡ. Là cây xúc xích tôi mua bằng đồng xu cuối cùng bà nội để lại.
Không biết bà nội có được đầu thai vào một gia đình tốt không? Nếu có chắc giờ cũng mấy tuổi rồi nhỉ?
Hy vọng nửa đời sau bà sẽ hạnh phúc. Tôi ăn từng miếng từng miếng, chậm rãi ăn cây xúc xích đã nguội đi.
Lần này tôi không khóc. Ngon thật đấy. Ít nhất thì cũng có thể chết no, phải không?
Lần này mẹ tôi đến rất nhanh. Khi tôi ăn xong miếng cuối cùng, dưới lầu đã có hơn chục người bị âm thanh điện thoại thu hút, chỉ trỏ về phía tôi.
Mẹ tôi, vẫn chưa thay áo sườn xám, ném xe điện sang một bên, hét lên với tôi từ dưới lầu.
“Yến Yến! Gió lớn, mau xuống đi con!”
Tôi cười với bà: “Mẹ, mẹ thật đẹp.”
“Nếu không có con, mẹ cũng sẽ không phải làm việc đến mức biến dạng cột sống đúng không?”
Có một khoảnh khắc, tôi thật sự muốn đ ộc á c hỏi mẹ trước mặt mọi người rằng, chiếc sườn xám đỏ rực đổi bằng cảnh gia đình tan nát có đẹp không?
Nhưng tôi vẫn không hỏi. Không có ý nghĩa, cũng không cần thiết nữa.
Rõ ràng, mẹ con có thể nương tựa vào nhau, dựa vào nhau để sưởi ấm cho nhau.
Mẹ có lạnh không? Con lạnh lắm.
Ngoài điểm thi hơn sáu trăm điểm, tôi chẳng còn gì. Những tài năng và nhiệt huyết tôi từng có, đều đã tự tay chôn vùi.
Và Dịch Thanh Sơn, người từng có tất cả, giờ cũng chẳng còn gì. Hãy để tôi thử lại lần nữa.
Lần nữa phấn đấu, vượt qua, chống lại số phận. Câu cuối cùng tôi nói là thế này.
“Mẹ, sau này mẹ hãy thường xuyên mặc đồ tươi sáng hơn nhé. Đừng đợi đến những lúc như thế này mới mặc.”
Tôi nhắm mắt, trong tiếng hét tuyệt vọng của mẹ, nghiêng người xuống. Gió gào thét, thổi tung màu sắc rực rỡ nhất.
14.
Trịnh Linh Tê, đó là tên của người phụ nữ mặc áo sườn xám đỏ rực này.
Có điều lúc này, bà không mặc áo sườn xám, mà là một bộ vải lanh màu trắng.
Con gái bà, Tề Yến, đã được hỏa táng ba ngày rồi. Đêm đó trên sân thượng, khoảnh khắc Tề Yến nhảy xuống, bà đã hét lên thảm thiết.
M áu của Tề Yến văng lên bộ y phục lộng lẫy của bà. Như thể màu sắc tương phản bị triệt tiêu, thế giới của bà trở nên u ám.
Bà không ngất đi như trong những bộ phim.
Dù thật sự bà rất muốn, cứ như nhắm mắt mở mắt ra, tất cả chỉ là một giấc mơ.
Nhưng, bà bị sốc quá mức, tạm thời mất cả giọng và thính giác.
Không hiểu tại sao, bà lại cảm thấy lúc này, bà và con gái mới gần nhau hơn. Bà đã không ăn, không uống, không ngủ, giữ nguyên tư thế ngồi xổm suốt một thời gian dài rồi.
Nhưng dù là lúc này, cảm xúc tột độ vẫn không thể chiến thắng được cơn đau thể xác.
Bà bắt đầu thấy đau lưng. Đó là căn bệnh từ khi sinh Tề Yến. Bà không thể sinh thêm con. Bà cũng không thể có công việc của riêng mình.
Từ khi nào mà việc nhìn con gái mình lại trở nên khó chịu như vậy?
Mười tám năm thật dài. Dài đến mức bà gần như quên mất, tiền bạc và danh dự mà bà quý trọng, những thứ mà bà theo đuổi đến đ iên cuồng, xuất phát từ nguyên nhân nào.
Bà chỉ có thể đứng lên đi lại, giảm bớt cơn đau lưng. Bà cầm mấy đồng xu, đi xuống dưới nhà. Đúng lúc giờ cơm tối, người người đông đúc. Bà chẳng nghe thấy gì cả. Bà xếp hàng ở một quầy bán đồ ăn.
Đến lượt bà, cây xúc xích cuối cùng vừa bán hết. Ông chủ mở miệng nói gì đó với bà rất lâu, nhưng bà không nghe được ông nói gì.
Bà cầm chặt đồng xu, lại rời đi tay không. Có phải vì mất một giác quan mà khứu giác lại nhạy bén hơn không?
Đồ ăn thơm ngon như vậy, ai có thể nhịn nổi chứ?
Lúc đó Yến Yến 10 tuổi, một đứa trẻ đến ngày sinh nhật, tại sao lại không thể ăn một cây xúc xích?
Tháng sau đó, con bé đã cảm thấy thế nào khi cầm một đồng xu lẻ, nhìn những bạn bè được cưng chiều, trong ngăn bàn đầy ắp đồ ăn vặt?
Trịnh Linh Tê thấy mắt mình khô. Gió chiều thổi làm bà thêm khó chịu. Bà lại về nhà. Vậy thì dọn dẹp di vật của Yến Yến đi. Bà nghĩ. Từ sách vở trên hành lang đến bài tập trong phòng khách. Bà thở gấp.
Tài liệu học tập.
Tài liệu học tập.
Vẫn là tài liệu học tập.
Tại sao chỉ có bài thi và tập lỗi sai ? Tại sao ngay cả những cuốn nhật ký, ghi chép cũng không có? Bà từ từ ngồi xuống góc tường. Phải rồi. Việc viết nhật ký là điều không được bà cho phép.
Bà từng đốt ba cuốn sổ mà Tề Yến tự dành dụm tiền mua. Cắt giảm tiền tiêu vặt của con ba tháng.
Trịnh Linh Tê tự t át vào mặt mình một cái. Ngày nào cũng cắt tiền của con thì có ích gì chứ? Cuối cùng vẫn không tiết kiệm nổi học phí đại học của Yến Yến sao?
Bà đột nhiên phát đ iên, lật từng trang sách. Sau đó bà mới biết, Yến Yến có một đồng xu, là di vật của bà nội. Có lẽ nếu tìm thấy một tờ tiền, cũng coi như là một chút kỷ niệm?
Cuối cùng bà cũng rơi nước mắt. Con bé nào có tiền? Ngay cả tiền ăn cũng chính xác đến từng xu rồi. Nếu con để lại tiền, có nghĩa là con đã phải nhịn đói một bữa.
Bà tự cắn chặt mình, muốn khóc nhưng không thành tiếng. Lúc này, nếu có ai hiểu được khẩu hình của bà.
Sẽ biết rằng, bà đang lẩm bẩm một câu. “Tôi sai rồi.”
Trong căn nhà rộng lớn, lại không thể tìm thấy một dấu vết cá nhân nào của một cô gái trẻ.
Đều bị bà nhân danh mẹ, tự tay xóa bỏ.